Làm Đệm Ghế Sofa Gỗ Đánh Bay Vết Trầy Xước

Các sản phẩm đồ gỗ nội thất làm từ gỗ tự nhiên thường đem lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp; cho không gian nội thất mà nó hiện hữu. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, vì nhiều lí do không thể tránh khỏi tình trạng bề mặt gỗ bị trầy xước. Không giữ được vẻ đẹp như lúc ban đầu. Làm giảm giá trị thẩm mỹ của vật dụng. Mặt khác, nếu không có cách xử lý hiệu quả sẽ khiến vật dụng dễ bị hư hỏng về sau.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh việc đồ gỗ nội thất, sofa gỗ, đệm ghế,… bị trầy xước; trong quá trình sử dụng cũng như lau chùi và vệ sinh; bạn phải cẩn thận, tránh việc đồ gỗ nội thất tiếp xúc với các vật sắc nhọn, dễ gây trầy xước. Những cách xử lý gỗ bị trầy xước, nứt nẻ ở trên sẽ là những giải pháp cứu cánh cho bạn; trong việc bảo quản và sử dụng đồ gỗ.

Tạm biệt vết trầy xước trên ghế sofa gỗ

Dùng bàn ủi
Một mẹo rất hay, đơn giản và dễ thực hiện nữa là dùng bàn ủi. Bàn ủi cũng là một biện pháp đơn giản để xử lý vết trầy xước trên bề mặt gỗ.
Cách thực hiện như sau: Nhúng một chiếc khăn ướt sau đó đặt lên vị trí vết xước. Dùng bàn ủi đè lên trong khoảng 10 giây. Bỏ khăn ra, nhỏ vài giọt nước lên trên vết xước,đặt lại khăn và tiếp tục đè bàn ủi lên. Lặp đi, lặp lại ít nhất 3 lần.
Dùng bút màu hoặc sáp màu
Một chiếc bút màu hoặc sáp màu sẽ là “cứu cánh” cho chị em khi phát hiện vết trầy xước. Cũng giống như cách dùng bột màu kể trên, chị em cần sử dụng một chiếc bút màu hoặc sáp màu có tone màu tương đồng với màu gỗ và chà lên vết xước trên gỗ. Sau khi chà xong, dùng khăn mềm để lau sạch lại bề mặt.
Dùng bột màu
Nếu vết xước trên gỗ là do thú cưng gây ra hoặc vô tình va đập mạnh… thì chúng ta có thể xử lý bằng cách dùng bột màu để chà xát nhẹ lên vết xước, sau đó tiếp tục dùng sơn móng tay loại bóng không màu để quét lên một lớp mỏng. Lưu ý là nên chọn bột màu tương đồng với màu sơn của gỗ để tránh gây ra sự “tương phản” về màu sắc.
Dùng chai xịt đánh bóng đồ gỗ chuyên dụng
Nếu các chị em muốn đánh bóng đồ gỗ hiệu quả mà không muốn tốn nhiều thời gian thì có lẽ dùng một chai xịt đánh bóng đồ gỗ chuyên dụng sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Vì là sản phẩm chuyên dụng, nên phần lớn các sản phẩm loại này thường dễ sử dụng, chỉ cần phun trực tiếp lên bề mặt cần đánh bóng và dùng khăn mềm lau sạch lại là có thể làm mờ vết trầy xước và giúp bề mặt gỗ sáng bóng hơn. Đây được xem là mẹo đánh bóng đồ gỗ hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.

Dùng quả óc chó
Trong quả óc chó (hoặc hạnh nhân) có chứa lượng dầu bóng tự nhiên và chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng chúng để “hô biến” vết trầy xước trên mặt gỗ. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần bóc vỏ óc chó và sử dụng phần hạt chà trực tiếp lên vết xước khoảng 5 – 10 lượt và lặp lại một vài lần cho đến khi vết xước mờ nhất có thể, mỗi lần nên cách nhau khoảng 10 phút.
Dùng dầu ô liu
Dùng dầu ô liu để xử lý những vết xước rất đơn giản. Với những vết trầy xước nhẹ, có độ sâu vết xước thấp và nhỏ; thì sử dụng dầu ô liu là phương án thích hợp và dễ dàng nhất.
Cách thực hiện như sau:
  • Dùng vải sạch và mềm thấm dầu ô liu.
  • Sau đó chà nhẹ lên vết xước nhiều lần.
  • Sau một thời gian nhất định, chúng sẽ ngấm vào đồ gỗ nội thất một cách tự nhiên. Giúp che mờ vết xước và làm bóng sản phẩm.
Dùng sữa bò
Sữa bò không chỉ để uống mà còn có thể đánh bóng đồ gỗ. Chỉ cần dùng một chiếc khăn mềm thấm sữa bò và chà mạnh lên toàn bộ bề mặt gỗ. Để khô tự nhiên khoảng 30 phút sau cùng dùng bia thấm vào khăn để lau sạch vết sữa bò.
Sử dụng giấy ráp đánh đồ gỗ
Với những đồ gỗ nội thất có vết xước sâu. Bạn nên dùng giấy ráp đánh đồ gỗ để xử lý.
Đối với những vết xước ăn sâu vào trong gỗ; không thể áp dụng những cách thông thường. Bạn nên sử dụng giấy ráp hoặc miếng len thép nhỏ để xử lý.
Lưu ý: Không nên áp dụng cách này cho những sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp.
Cách thực hiện: Chọn loại sơn phù hợp với chất liệu gỗ của sản phẩm. Dùng giấy ráp chà mạnh vết xước và xung quanh vết xước; theo đường thuận của vân gỗ. Chà đến khi vết xước mờ hẳn, và khó nhận biết bằng mắt thường.
Đối với những vết nứt lớn
Khi tấm gỗ có vết nứt lớn, mọi chuyện đương nhiên sẽ phức tạp hơn so với những vết nứt nhỏ. Bạn sẽ không thể dùng sáp ong lấp đầy hết những vết ấy. Thay vào đó bạn hãy dùng mùn cưa.
Dùng mùn cưa mịn là cách xử lý gỗ bị nứt được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Cách này cũng tương đối đơn giản.
Bạn hãy lấy keo lỏng trộn với mạt cưa đã rây nhuyễn. Bạn có thể xin hoặc mua một ít mùn cưa từ những cơ sở sản xuất gỗ, mua thêm một ít keo mà người ta thường hay dùng để pha với vôi quét tường. Trộn mùn cưa với keo, bạn nhớ trộn cho thật đều, thật nhuyễn, rồi bạn đem chưng lên cho nóng. Sau đó nhét vào các vết nứt và miết cho thật bằng mặt.
Sau đó, bạn có thể dùng giấy nhám mịn, đánh nhẹ cho bằng phẳng so với bề mặt xung quanh. Cuối cùng, bạn hãy lấy vecni đánh lên các chỗ đã được trét kín cho đồng màu. Cũng đừng quên sơn màu làm sao cho hợp lý, hài hòa để vết nứt không bị phát hiện ra.
Đối với những vết nứt nhỏ
Khi những bộ bàn ghế, phản, sập… bị những vết nứt nhỏ, nhiều người tặc lưỡi bỏ qua vì nghĩ nó không quan trọng. Tuy nhiên, nếu để lâu từ đường nứt nhỏ ấy vết nứt có thể sẽ càng ngày càng dài và lớn hơn. Chính vì thế nên dù chỉ là một vết gợn rất nhỏ đi nữa, bạn cũng nên xử lý nhanh tránh để “đêm dài lắm mộng”.
Bạn có thể sử dụng sáp ong, nhét vào những chỗ nứt rồi quét lại vecni cho cùng màu với toàn bộ sản phẩm. Cách này tương đối phổ biến, lại dễ thực hiện.

Sử dụng dịch vụ làm đệm ghế sofa gỗ

Một bộ ghế sofa gỗ được chạm khắc tinh xảo ngự trị trong không gian phòng khách sẽ thật ấn tượng trong mắt mỗi vị khách ghé thăm nhà. Tuy nhiên, bộ ghế sofa gỗ đó chưa hoàn hảo nếu như thiếu đi lớp đệm ghế gỗ êm ái, mềm mại. Sự kết hợp đó sẽ mang đến cho gia đình bạn những phút giây thư giãn thoải mái nhất ngay chính tại ngôi nhà thân yêu của mình.
Đệm sofa vải trong phòng khách tựa như lớp bảo vệ cho ghế. Đệm ghế gỗ được làm từ gỗ nên có phủ thêm lớp vecni bên ngoài bóng bẩy giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên cho sản phẩm. Điều này còn chống trầy xước tốt hơn các sản phẩm thông thường.
Đệm ghế sofa gỗ bảo vệ bộ ghế khỏi các tác nhân gây ra trầy xước. Chẳng hạn như việc để đồ đạc trên ghế, chìa khóa, phụ kiện quần áo,… từ đó giữ được vẻ đẹp của bộ bàn ghế đi theo năm tháng.
Làm đệm ghế sofa gỗ không chỉ đẹp mà còn bảo vệ bộ bàn ghế tuyệt vời. Đó cũng là lý do vì sao có nhiều người sử dụng bàn ghế gỗ. Đặc biệt là các gia đình có em nhỏ thường xuyên ở nhà và chơi đùa.
Thông qua bài viết trên các bạn hãy khắc phục những vết trầy xước trên ghế sofa gỗ, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn phần nào đó trong việc khang trang ngôi nhà và nội thất của mình
0901.735.767
chat-active-icon
chat-active-icon